Tiếng Việt
Tiếng Việt
English
English
Hóa giải thách thức cho dịch vụ kế toán, kiểm toán trước “cơn bão” Cách mạng công nghiệp 4.0

Hóa giải thách thức cho dịch vụ kế toán, kiểm toán trước “cơn bão” Cách mạng công nghiệp 4.0

kt

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực kế toán, kiểm toán, trong đó

chú trọng đổi mới và tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) được nhận định là sẽ mang đến sự thay đổi cơ bản trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có ngành kế toán – kiểm toán. Các công nghệ số sẽ ngày càng phổ biến và tác động lên doanh nghiệp làm thay đổi cách thức thực hành nghiệp vụ tài chính, kế toán cũng như đặt ra những đòi hỏi nhất định về năng lực đối với đội ngũ các chuyên gia tài chính…

Cơ hội của dịch vụ kế toán, kiểm toán từcuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc CMCN 4.0 đã, đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành, lĩnh vực với tốc độ công nghệ đột phá chưa từng có trong lịch sử, trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất nhiên sẽ không nằm ngoài cuộc Cách mạng mang tính toàn cầu này.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cuộc CMCN 4.0 mang lại lợi ích không nhỏ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Cụ thể là, cuộc CMCN4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa. Kế toán viên sẽ không mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kế toán quốc tế.

Không những thế, trong điều kiện CMCN4.0, kiểm toán viên và các công ty kiểm toán cũng sẽ có điều kiện làm việc thuận lợi hơn. Chẳng hạn, thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, các chương trình, công nghệ số hiện đại, kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin mà trước đây họ khó thu thập được; Có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo, tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin ra quyết định và tất cả những người có lợi ích liên quan; Nâng cao độ tin cậy và hợp lý của việc báo cáo thông qua việc tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm…

Cuộc CMCN4.0 với mạng internet giúp cho công việc kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, nếu kế toán đó đáp ứng đủ điều kiện làm kế toán…

Bên cạnh những lợi ích mang lại thì cuộc CMCN4.0 cũng đem đến rất nhiều thách thức cho thị trường kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Cụ thể, cuộc CMCN4.0 sẽ mang đến một hệ thống các dữ liệu thông tin điện tử sẽ đa dạng và khó nắm bắt. Nếu không am hiểu, các kiểm toán viên sẽ không thể thực hiện kiểm toán.

Mặt khác, thách thức mới về bảo mật thông tin kế toán quản trị, trong nghiệp vụ thanh toán, trong các hoạt động đầu tư chính là những lỗ hổng dễ xảy ra trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu kế toán số trong doanh nghiệp. Hơn nữa, Thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung. Các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp và gây những hậu quả khó lường.

Cuộc CMCN4.0 giúp cho kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, thì ngược lại bất cứ kế toán ở quốc gia nào cũng có thể hành nghề ở Việt Nam. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lao động kế toán, nếu kế toán Việt Nam không cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để có thể đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề thì sẽ bị đào thải.

Một thách thức đặt ra nữa là kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kiểm toán viên, cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Với công nghệ mới người lao động kế toán phải không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông tin để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, ví dụ: Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, kê khai nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử.

Hóa giải thách thức để ngành kế toán, kiểm toán chủ động hội nhập

Để hoạt động kế toán, kiểm toán ở nước ta có thể hội nhập với thế giới và tác động tích cực đến hoạt động quản lý kinh tế thì trong thời gian tới định hướng quản lý đối với thị trường này cần tập trung vào những giải pháp sau:

Thứ nhất, cuộc CMCN4.0 đòi hỏi cơ quan quản lý phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt hơn nữa để theo kịp sự phát triển của công nghệ. Các cơ quan nhà nước cần tạo dựng, hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý, bảo đảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và công ty cung cấp dịch vụ kế toán nói riêng, tạo ra môi trường pháp luật tốt cho hoạt động của các công ty kế toán và tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về hoạt động kế toán, kiểm toán, đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc thị trường và cam kết trong quá trình hội nhập quốc tế.

Để làm được điều này, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật, các chính sách, quy định, hướng dẫn có liên quan đến hoạt động của lĩnh vực kế toán, kiểm toán để nắm bắt và chỉnh sửa kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Thứ hai,xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong cả ngắn hạn và dài hạn. Chiến lược được xây dựng căn cứ vào thực trạng kế toán, kiểm toán và những vấn đề do cách mạng số đặt ra; Tập trung phát triển đảm bảo ngành Kế toán, kiểm toán vận hành đồng bộ, hoạt động có hiệu quả, chất lượng, phù hợp với cơ chế thị trường và thích ứng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng số

Thứ ba, đối với hoạt động kế toán, cần đổi mới và thiết lập các quy trình kế toán, từ việc thu thập, xử lý và nhập dữ liệu chứng từ kế toán đến quy trình xử lý thông tin. Nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin trong phân tích, đánh giá thông tin kế toán….

Đối với hoạt động kiểm toán, cần nghiên cứu và vận dụng một cách hiệu quả, phù hợp các phương pháp kiểm toán, đặc biệt là các phương pháp thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán, các phương pháp phân tích kỹ thuật trong bối cảnh nghề kế toán sử dụng chứng từ điện tử, công nghệ blockchain, điện toán đám mây…

Thứ tư, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực kế toán, kiểm toán, trong đó chú trọng đổi mới và tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đội ngũ kế toán, kiểm toán viên đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với khu vực và thế giới.

Trích nguồn

Khánh Chi

 

TÌM KIẾM

Hỗ trợ

Dịch vụ kế toán

 0942.41.2288

 Email: audit@ksi.com.vn

Dịch vụ tư vấn thuế

 (028)-3510 7158

ĐỐI TÁC

Bảng quảng cáo
Bảng quảng cáo
Bảng quảng cáo
Bảng quảng cáo
Bảng quảng cáo
Bảng quảng cáo

BÌNH CHỌN

Bạn thấy website này như thế nào
 

Khách

Hiện có 43 khách Trực tuyến

Tổng số lượt truy cập

557298

bottom

© 2009 Bản quyền thuộc về Công Ty TNHH Kiểm Toán KSi Việt Nam